Monday, April 30, 2012

Huế đổi thay




Ngày 30/4 năm nay đi một vòng giữa nắng hè để cảm nhận sự đổi thay của phố phường thế nào.
Trên đường phố rợp màu cờ Phật Giáo chen với cờ đỏ sao vàng mừng ngày Phật Đản sắp đến. Trên sông Hương thả 7 bông sen hồng thật lớn. Bên bờ sông Hương ở phía chân cầu Phú Xuân dựng một hàng nêu thật dài kết đầy cờ Phật giáo rực rỡ.
Năm nay, tượng cụ Phan Bội Châu, trước đây để ở nhà thờ cụ Phan Bội Châu, gần chùa Từ Đàm, được đem về ở khu Đài Phát Thanh trước đây ở chân cầu Trường Tiền.
Đọc báo nghe nói về công trình " Bến Xuân" do 2 Việt Kiều ở Thụy Sĩ về mua đất xây dựng, cũng đi tìm hiểu xem sao.

Tình cờ biết Linh Tinh Môn trước Văn Miếu đã được trùng tu nhờ sự giúp đỡ của Đại Sứ Quán Ba Lan. Thật an ủi phần nào cho Huế.
Xem ảnh Linh Tinh Môn trước đây:
Đi thẳng lên Hương Hồ, con đường đầy ổ gà, bụi mù trời. Ở bên đường thấy bảng khẩu hiệu: " Nhân dân phường Hương Hồ quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp, hiện đại" mà buồn. 

  Người ta đang làm cống. Chắc có lẽ con đường sẽ được mở rộng và xây dựng lại.
   Nhìn khúc sông bao quanh thật là đẹp và thơ mộng. Những nhà thuyền của dân chài bên bến sông xem ra cuộc sống chẳng thay đổi là mấy.

   Dừng chân bên chùa Linh Mụ ăn chén đậu hũ với nước đường gừng. Nghe o bán đậu giới thiệu về con đường xây dựng trong tương lai, nghe nói to lắm. O chỉ hai khu đất bên này và bên kia sông, trước Võ Miếu. Giọng o vui vẻ: " mấy người Việt Kiều ni họ ở bên Thụy Sĩ, họ mua đất xây dựng ở đây, để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Còn họ giao lại cho thành phố để cho cảnh quan ở đây được đẹp lên". Cám ơn những tấm lòng của những người Huế xa xứ vẫn nặng lòng với quê hương.
    
    Qua cầu Bạch Thổ mới hoàn thành và khai thông ngày 28/4 vừa rồi. Cầu trông to, đẹp và bề thế lắm. Nhớ lại trước đây mỗi lần qua cái cầu sắt hẹp, phải chờ đợi để không bị nghẽn giữa cầu. Có biết bao nhiêu người bị ngã , trầy xước trong mấy chục năm qua. Xin ghi nhận những cái nhìn mới với thực tâm phục vụ dân sinh của cấp lãnh đạo thành phố.

    Vòng xuống đường Bùi Thị Xuân, cũng đã được mở rông, tráng nhựa lại đến tận nhà máy xi măng Long Thọ, xe đỡ dằn xóc hơn trước đây rất nhiều.
   Tìm mãi mới ra khu " Bến Xuân" của Việt Kiều. Tất cả còn đang xây dựng ngổn ngang. Một con đường mới đắp. Hai bên đường, những quả bưởi và thanh trà non phủ một lớp bụi dày. Chắc có lẽ chẳng ai quan tâm đến chúng nữa?
Ghi nhận một số đổi thay của Huế theo chiều hướng tiến bộ.

38 comments:

  1. Dạ, thuyền chài cũng là nhà của dân chài.

    ReplyDelete
  2. Dạ, cái tượng này được hoàn thành trước năm 1975 đó anh Minh à.

    ReplyDelete
  3. Hồi đó Báo Sóng Thần có bán tượng của cụ.

    ReplyDelete
  4. Linh Tinh Môn là cổng để qua sông để đến Võ Miếu hả chị?

    ReplyDelete
  5. Võ Miếu có ý nghĩa gì vậy chị?

    ReplyDelete
  6. Chị ơi đọc mấy dòng này em ước ao được thăm Huế mộng mơ!!!!

    ReplyDelete
  7. ơn trời, cái dự án xây khách sạn phá nát núi Ngự đã rơi vào im lặng

    ReplyDelete
  8. Là nơi dựng bia ghi tên người đỗ tiến sĩ về võ, các danh tướng Việt Nam
    http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_mi%E1%BA%BFu_Hu%E1%BA%BF

    ReplyDelete
  9. Và người khởi kiện để cho dự án không xây dựng bây giờ lại đang ở trong tù

    ReplyDelete
  10. Mấy hôm nay khách du lịch đông lắm t2nk5 à.

    ReplyDelete
  11. trời đất, sao chả thấy báo chí nói gì về việc này cả ? À phải, toàn 1 lũ lề phải mà... hic

    ReplyDelete
  12. Xem ảnh Linh Tinh Môn trước đây

    linalol.multiply.com/photos/album/17/17

    ReplyDelete
  13. ổng bị bắt vì tội khác mà, vu khống chiện khác mà

    ReplyDelete
  14. sao lại kêu là "Linh Tinh Môn" hé ?

    ReplyDelete
  15. Em mới ghé thăm Huế một ngày vào tháng trước (đi cùng bạn bè và vì ít thời gian quá nên không tiện tìm gặp chị).
    Những con đường có thoáng đãng hơn xưa nhưng quy hoạch kiến trúc chung thì oải quá chị ơi. Hic... đứng trên tầng 11 của KS Romance mà tìm mãi mới thấy lấp ló cầu Tràng Tiền, sông Hương, núi Ngự... bên dưới (vì bị các tòa nhà cao tầng lộn xộn khắp nơi che khuất). Cảnh quan chung trông cứ lôm côm như tác phẩm của một đứa trẻ chơi trò ghép hình tiện tay bày tùy thích vậy. Buồn !!!

    ReplyDelete
  16. Sao Smile không đến ở KS Tân Hoàng Đế để nhìn cho rõ he he..?

    ReplyDelete
  17. Nằm trong cụm di tích Văn Miếu, Linh Tinh Môn là cổng tam quan dẫn từ bến thuyền tới Văn Thánh Môn, là các hình thức biểu tượng hóa sự tôn trọng, ngưỡng mộ của người dân và triều đình đối với các vị tiến sĩ dưới thời Nguyễn, thể hiện tinh thần trọng đạo và khuyến học.
    http://www.tienphong.vn/van-nghe/542372/Ton-tao-Linh-Tinh-Mon-%E2%80%93-Van-Mieu-Hue-tpp.html

    ReplyDelete
  18. Nhiều cảnh Huế đẹp quá!
    Phần chữ không đọc được, chắc font chữ lạ ko phải unicode

    ReplyDelete
  19. Dạ uniode đó chứ. Chắc anh đọc được font Times New Roman?

    ReplyDelete
  20. Hic.. ngày xưa kiếm một chỗ cao cao là có thể nhìn thấy toàn cảnh TP và Huế nhìn góc nào cũng đẹp như tranh vẽ, thơ mộng lắm... (hì... hì... trừ những tháng Huế mưa dầm đến dễ.. dộng). Còn bây chừ thì... tiếc (!)

    P/s: Chị ơi, không có quyền lựa chọn KS vì là khách mời, đọc cái còm của chị bỗng dưng "nhột" quá xá luôn á. (Thiệt tình thì chị biết rồi đó, nó hổng chảnh thế đâu).

    ReplyDelete
  21. Không phải chảnh mà nghe nói 1 đêm 4 triệu thôi à:)

    ReplyDelete
  22. Năm 1987 đi HN trên đường về xe hỏng phải ở lại Huế 10 ngày mà chẳng được đi đâu. Vì tui là áp tải hàng nên lúc nào cũng kè kè chiếc xe sợ mất hàng ở tù chứ chẳng chơi. Tiếc là thế, giờ thì phải chờ thời. Huế luôn hấp dẫn, chắc ở chổ cung đình xưa, vùng đất địa linh nhân kiệt.

    ReplyDelete
  23. Tội quá hé! Về nhà được chưa vậy?

    ReplyDelete
  24. Hì hì, mình đang là đối tượng bị tấn công mà. Người ta nói nước mất thì nhà tan, bây giờ nhà tan rồi hổng biết nước ra sao hè? http://multiply.com/mail/updates/caulongbachai/0#+/mail/message/caulongbachai:notes:1996?replies_read=12

    ReplyDelete
  25. Không có nhân dân thì đất đai không thể còn, chủ quyền không thể lập; nhân dân còn thì nước còn, nhân dân mất thì nước mất. Muốn xem nhân dân còn mất thế nào thì nhìn xem cái quyền của nhân dân còn mất thế nào. Dân quyền được đề cao thì nhân dân được tôn trọng, mà nước cũng mạnh. Dân quyền bị coi nhẹ thì dân bị coi khinh, mà nước yếu. Dân quyền hoàn toàn mất thì dân mất, mà nước cũng mất. — Phan Bội Châu

    ReplyDelete
  26. Nay mở xem lại đã đọc được rồi, cũng chẳng chỉnh sửa chi, chắc do pc chạy chậm, cám ơn cô BT nhé!

    ReplyDelete
  27. Để đến Văn Miếu susu a. Văn Miếu gần với Võ Miếu, Võ Miếu bị hư hại nặng.

    ReplyDelete