(Dân trí) - Ngày này 25 năm trước, quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc đã chứng kiến cuộc trấn áp gây nhiều đổ máu, khi nhiều xe tăng, binh lính được triển khai giải tán sinh viên biểu tình. Đạn thật cũng được sử dụng trong các vụ trấn áp này.
Ngày
4/6, Trung Quốc đánh dấu dịp kỷ niệm 25 năm vụ trấn áp những người biểu
tình ủng hộ dân chủ, vốn kết thúc trong đụng độ đẫm máu.
Theo BBC,
những người biểu tình khi đó muốn cải cách chính trị, nhưng lệnh trấn
áp đã được phát đi sau khi những người theo tư tưởng cứng rắn thắng thế
trong giới cầm quyền Trung Quốc.
Giới
chức Trung Quốc xem vụ biểu tình năm 1989 là nổi loạn, phản cách mạng.
Tuy nhiên, tại Hồng Kông và Đài Loan, hàng nghìn người đã xuống đường để
tuần hành tưởng nhớ sự kiện này.
Trong
nhiều tuần trước dịp lễ kỷ niệm năm nay, giới chức Trung Quốc đã bắt
giữ nhiều luật sư, phóng viên và nhà hoạt động. Tổ chức nhân quyền Ân xã
quốc tế cho biết 66 người đã bị bắt giữ, thẩm vấn hoặc mất tích.
Những
từ khóa tìm kiếm liên quan đến vụ trấn áp năm 1989 và biểu tình đã bị
kiểm duyệt, trong khi truy cập vào trang web tìm kiếm Google tại Trung
Quốc có vẻ đã bị chặn.
Người
thân của những người biểu tình bị giết hại trong cuộc trấn áp được phép
tới thăm mộ của những người thân nhưng có cảnh sát đi kèm.
Một số hình ảnh về cuộc trấn áp tại Thiên An Môn ngày 4/6 của 25 năm về trước:

Các
cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra vào tháng 4/1989, sau khi Tổng bí thư đảng
Cộng Sản Trung Quốc khi đó là ông Hồ Diệu Bang qua đời.

Rất
nhiều người Trung Quốc khi đó xem ông Hồ Diệu Bang là một nhà cải cách.
Ông nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong giới sinh viên, những người muốn
chính phủ tiếp tục các chính sách theo hướng thị trường và tăng cường
dân chủ.

Sau lễ tang chính thức cấp nhà nước của ông Hồ, khoảng 100.000 sinh viên đã tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn.

Một bài bình luận chống biểu tình trên tờ Nhân dân nhật báo ngày 26/4 càng khiến các sinh viên giận dữ

Đến ngày 13/5, một cuộc tuyệt thực đã được tổ chức, và số người tham gia biểu tình lên tới khoảng 300.000 người.

Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết quân luật.

Quân
đội Trung Quốc đã tiến vào Bắc Kinh, nhưng sau đó vài ngày buộc phải
rút lui. Những người biểu tình thậm chí còn diễn thuyết cho các binh sỹ,
đề nghị họ sang tham gia hàng ngũ của mình.

Cho
dù có thời điểm đám đông biểu tình bị phân tán và không có thủ lĩnh rõ
ràng, các sinh viên và những người ủng hộ họ vẫn chiếm giữ được Thiên An
Môn.


Họ thậm chí còn dựng lên một bức tượng cao 10m, giống tượng Nữ thần tự do tại Mỹ ngay trên quảng trường này.


Đến
đầu tháng 6, các binh sỹ bắt đầu tiến vào giải tán đám đông tại quảng
trường. Người biểu tình phản kháng lại lực lượng chức năng

Hầu
hết người biểu tình không có vũ khí, nhưng một vài người mang theo gạch
đá và một số vũ khí khác. Trong ảnh, những người biểu tình cầm gạch đá,
đứng trên một xe quân sự của chính phủ gần đại lộ Chang’an tại Bắc
Kinh, sáng sớm ngày 4/6/1989.


Bạo
lực đã nổ ra sau đó. Trong ảnh, một sinh viên đã dựng rào chắn trước
một chiếc xe quân sự đang bị cháy sau khi lao qua những dòng người biểu
tình xếp hàng sáng sớm ngày 4/6. Một binh sỹ chính phủ thoát ra từ chiếc
xe đã bị người biểu tình giết chết. Hàng trăm người đã thiệt mạng trong
sáng sớm 4/6, khi các binh sỹ dùng súng bắn đạn thật mở đường tiến vào
chiếm lại quảng trường.



Theo con số thống kê chính thức, 241 người đã thiệt mạng

Nhưng
có nhiều con số khác cho thấy hàng nghìn người đã chết. Dù vậy không ai
xác nhận con số này. Nhiều người thiệt mạng bên ngoài quảng trường, khi
các binh sỹ bắn vào người biểu tình.

Rất nhiều người đã bị thương

Bức
ảnh mang tính biểu tượng về cuộc trấn áp, khi một người đàn ông chặn
trước một đoàn xe tăng của chính phủ đang hướng về phía Đông đại lộ
Cang’an của Bắc Kinh trên quảng trường Thiên An Môn ngày 5/6. Người này
đã kêu gọi chấm dứt bạo lực và đổ máu chống lại những người biểu tình
ủng hộ dân chủ. Ông đã được những người khác kéo ra và các xe tăng tiếp
tục hành trình.

Đến
nay vẫn không ai biết người đã chặn đoàn xe tăng sau đó ra sao và danh
tính là ai. Trong bức ảnh là một góc chụp khác, khi người này (thứ hai
từ trái sang) đứng sẵn chờ đoàn xe tăng tới.

Hàng chục nghìn người đã bị bắt sau biểu tình. Xe tăng vẫn xuất hiện trên đường phố Bắc Kinh sáng ngày 7/6.

Các sinh viên đưa một người bị thương đi cấp cứu

Đến tận ngày 12/6/1989, người dân Bắc Kinh vẫn thấy xe tăng đậu gần quảng trường Thiên An Môn

Bất chấp sự ngăn cản tại đại lục, nhiều người Trung Quốc tại Hồng Kông năm nay vẫn tuần hành để tưởng nhớ sự kiện này.
Xem clip
Thanh Tùng
Tổng hợp
Tổng hợp
No comments:
Post a Comment